Tin Tức

Tin tức 0900- 05082019 - Dây thun bản

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn là một khái niệm mới đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động về trách nhiệm xã hội tại phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện, chia sẻ cộng đồng hoặc là công tác xã hội tự nguyện của doanh nghiệp. Bài viết làm rõ vai trò thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam và gợi mở một số đề xuất để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. - Dây thun bản

Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) vẫn được xem là một hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục đích từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội nhìn chung phải được hiểu là cách thức mà một DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội; đồng thời, đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác. Cách thức mà DN tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác luôn được coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm trách nhiệm xã hội DN. DN thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội. Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung của đất nước không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích cho DN, từ đó, tạo ra giá trị nhân văn, văn hóa DN cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội DN từ năm 2009 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội DN ở 2 lĩnh vực lao động và môi trường còn đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội DN chính là đầu tư cho chiến lược kinh doanh dài hạn và tăng trưởng bền vững của DN.

Dây thun bản - 0582019 - post 2 - ảnh chú thích


Những năm gần đây, ở Việt Nam đã có không ít DN chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội, nhờ đó đã tạo dựng được thương hiệu. Từ năm 2005, Việt Nam đã có giải thưởng "trách nhiệm xã hội DN hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi VCCI, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội tổ chức tôn vinh các DN thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập.

Trách nhiệm xã hội DN du nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia. Do đó, hoạt động trách nhiệm xã hội thường được các công ty này thực hiện bởi các bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực văn hóa kinh doanh và được thực hiện có bài bản, đạt hiệu quả cao. Điển hình như: Chương trình cùng nhau làm sạch trái đất của Công ty Ajinomoto Việt Nam; Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Công ty Unilever; Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union...

Các công ty trong nước tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội chủ yếu đến từ các công ty xuất khẩu, là đối tượng tiếp cận trực tiếp đến trách nhiệm xã hội. Hầu hết các đơn hàng đến từ châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều yêu cầu các công ty Việt Nam áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000 đối với các DN dệt may) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các DN nông nghiệp và thủy sản). Trong khi đó, các DN nước ngoài hợp tác kinh doanh với các DN Việt còn yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị công ty tốt (đối với các công ty tài chính và ngân hàng). Lao động trong nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng được quan tâm bảo vệ quyền lợi.

Thực tế cho thấy, qua rà soát, đánh giá các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang thực hiện yêu cầu thành lập thư viện thỏa ước điện tử của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có tới 80% thỏa ước trên địa bàn tỉnh này có từ 3 - 5 nội dung có lợi cho người lao động nằm ngoài các quy định bắt buộc của pháp luật lao động. Một số DN thực hiện nghiêm việc ký mới, ký lại hoặc bổ sung phụ lục phát sinh với điều khoản có lợi cho người lao động, như: Công ty TNHH Nichirin Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang) có điều khoản cho phép công nhân nghỉ giữa ca để giảm căng thẳng; Công ty TNHH Việt Pan Pacific (TP. Bắc Giang) khen thưởng lao động tích cực theo tuần, theo tháng; Công ty TNHH Haem Vina (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, Bắc Giang) phát vitamin cho công nhân nữ có thai và ứng trước tiền lương 6 tháng nghỉ thai sản cho lao động nữ sinh con để bảo đảm chi phí sinh hoạt…

Tuy nhiên, thực tế còn không ít DN chưa hiểu rõ hết vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại nên đã thực hiện chưa nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường để tối đa hóa lợi nhuận...

Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), bên cạnh những thành công kể trên, trách nhiệm xã hội trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, nổi bật là: Chất lượng chưa tương xứng với số lượng; các dự án FDI có công nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có công nghệ cao. Ngay cả trong trường hợp như Nokia, Samsung... các công đoạn sản xuất tại Việt Nam phần lớn đều ở công đoạn cuối, tức là chỉ lắp ráp, không đòi hỏi lao động chất lượng cao và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, do nhiều dự án FDI đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu, chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, nên có tác động tiêu cực đến môi trường như: Công ty Vedan tại Đồng Nai, Công ty Tung Kuang tại Hải Dương, Công ty Long Tech tại Bắc Ninh và mới đây là Công ty Fomosa Đài Loan tại Hà Tĩnh... Đồng thời, việc các DN FDI khai thác bừa bãi thiếu quy hoạch các tài nguyên khoáng sản từ dầu khí đến than đá, quặng… đã và đang gây tổn thất lớn nguồn tài nguyên không tái tạo được của Việt Nam.

Nhiều dự án FDI vẫn xảy ra tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, với hàng ngàn cuộc đình công đòi quyền lợi về lương, thưởng, thời gian làm thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác giữa những lao động và người sử dụng lao động... Đặc biệt, tình trạng lao động trong khu vực DN FDI bị thất nghiệp sau tuổi 35 đang trở thành xu hướng gia tăng đáng báo động về trách nhiệm xã hội của DN đối với lao động và áp lực an sinh xã hội từ khu vực DN FDI…

Hãy tham khảo Dây thun bản của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!

Theo Báo Mới

Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 4 Tổng truy cập: 618775
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39