Tin Tức

Tin tức 1234 - 12082019 - Sợi thun bọc chỉ

Lấy ý kiến tăng lương tối thiểu vùng: Cả công nhân, doanh nghiệp cùng tâm tư

Sau khi Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất được mức tăng 5,5% lương tối thiểu vùng 2020, Bộ LĐ- TB&XH xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tổ chức lấy ý kiến - Sợi thun bọc chỉ

Tại dự thảo, Bộ LĐ- TB&XH đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng từ 150.000- 240.000 đồng/tháng có hiệu lực từ ngày 1- 1- 2020. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là điều hiển nhiên, tuy vậy, dù được tăng lương nhưng đa số người lao động vẫn có không ít tâm tư. Còn đối với phía doanh nghiệp, cũng như những lần tăng lương trước, câu chuyện vẫn là áp lực chi phí.

Công nhân mong mỏi sống được bằng lương

Sau hơn chục năm làm công nhân, hiện mức lương cơ bản của chị Nguyễn Thị Nhung (KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội) đang được doanh nghiệp trả hàng tháng là 4,8 triệu đồng. Theo chị Nhung, mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng, cộng thêm khoản thu nhập làm thêm giờ thì chị được nhận hơn 6 triệu đồng/tháng.

Tuy vậy, nếu 2 vợ chồng làm công nhân, cùng mức thu nhập này thì phải rất tằn tiện mới đủ để trang trải chi phí cho sinh hoạt gia đình khi hai con nhỏ còn trong tuổi ăn học.

“Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng này chỉ có ý nghĩa với người lao động đang nhận lương thấp hơn, hoặc bằng lương tối thiểu vùng. Hiện công nhân như tôi đang nhận lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì không được doanh nghiệp điều chỉnh. Trong khi đó, mỗi kỳ tăng lương thì giá cả thị trường cũng tăng theo như: tiền thuê nhà, tiền điện, tiền sinh hoạt phí, tiền đi chợ…

Vùng I ở Hà Nội như chúng tôi thì biến động giá cả cao hơn, kéo theo chi phí sinh hoạt cũng cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Trong khi đó, lương lại không được tăng, thành thử việc tăng lương tối thiểu vùng không có nhiều ý nghĩa. Chúng tôi rất mong nhà nước xem xét chính sách tiền lương cho người lao động như chúng tôi được đủ sống bằng lương để chúng tôi yên tâm cống hiến”, chị Nhung chia sẻ.

Đề cập đến việc tăng lương tối thiểu vùng, anh Lê Quang Phong (Cụm công nghiệp Trực Ninh-Nam Định) chia sẻ, với mức tăng lương ở vùng 3, vùng 4 khoảng 150-180 nghìn đồng/tháng thì việc tăng lương tối thiểu vùng này cũng không có nhiều ý nghĩa.

“Cứ thấy nói công nhân lương 7-8 triệu/tháng, nhưng chẳng biết doanh nghiệp ở đâu trả như thế. Còn ở đây là vùng 3, đa số công nhân đều được trả cao hơn mức lương tối thiểu vùng 1 chút khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Muốn thu nhập cao hơn thì chỉ còn cách tăng ca, tăng kíp mà thôi”, anh Phong chia sẻ.

Theo anh Phong việc tăng 150-180 nghìn đồng/tháng không có nhiều ý nghĩa với người lao động hiện nay bởi, nhiều lần tăng lương tối thiểu cho thấy lương tăng thì giá cả các mặt hàng cũng tăng. Bên cạnh đó, có công ty còn tìm đủ cách để khấu trừ như đưa ra các quy định, quy chế để phạt tiền, cắt giảm phụ cấp của công nhân để cân đối với số tiền tăng lương. Như vậy, lương tăng nhưng thu nhập thực tế không tăng, nên lao động như anh Phong cũng không mừng lắm.

Dù lương tối thiểu vùng có tăng, nhưng người lao động vẫn trong tình trạng thấp thỏm vì lương không đủ trang trải cuộc sống. Bà Bùi Phương Chi, Trưởng phòng Công tác giới- Ban nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, kết quả khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, tiền lương tiếp tục là vấn đề gây bức xúc đối với người lao động.

Có tới 25,7% người lao động cho rằng, mức lương hiện nay còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, 88% công nhân phải đi làm thêm giờ để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Doanh nghiệp lo tăng chi phí

Phương án mức tiền lương tối thiểu năm 2020 sẽ tăng lên 5,5% so với mức lương tối thiểu năm 2019, không ít doanh nghiệp cho rằng sẽ làm tăng thêm các chi phí sản xuất và phải có sự điều chỉnh nguồn tài chính ổn định.

Ông Mai Văn Hùng, Giám đốc Công ty XNK Linh Hân chia sẻ với mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng bình quân 5,5% sẽ dẫn đến việc đội các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đẩy lên đáng kể.

“Doanh nghiệp chúng tôi chuyên về may mặc với 2 cơ sở sản xuất ở Hà Nam và Hưng Yên có khoảng gần 5.000 lao động. Hiện doanh nghiệp đang chi trả tiền lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Chính vì thế việc tăng lương tối thiểu vùng không tác động đến việc trả lương của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi tăng mức lương tối thiểu tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc tăng lương tối thiểu liên tục như thế này sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động”, ông Hùng cho biết.

Sợi thun bọc chỉ - post 2 - 12082019 - ảnh chú thích


Thừa nhận, đời sống của công nhân đang còn rất nhiều khó khăn, nhưng theo ông Phạm Ngọc Duy, Giám đốc Công ty cổ phần may Hoàng Sơn cho rằng các doanh nghiệp cũng phải “đau đầu” để cân đối các khoản chi phí.

Theo phân tích của ông Duy, dệt may là ngành thâm dụng lao động, chính vì thế tăng lương tối thiểu là một bài toán khó cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều lao động thì chi phí càng lớn.

“Thực tế thì doanh nghiệp hiện nay đều phải trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Đặc biệt là doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động, nếu không trả lương tốt thì rất khó thu hút được lao động vào làm việc. Chính vì thế khi tăng lương tối thiểu vùng, đa số người lao động không được hưởng lợi vì không được điều chỉnh tiền lương. Trong khi đó, doanh nghiệp phải trả thêm các loại chi phí khác: bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… Khi các khoản này tăng, doanh nghiệp sẽ phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh”, ông Phạm Ngọc Duy nói.

Hãy tham khảo Sợi thun bọc chỉ của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé! 

Theo Báo Mới

Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 2 Tổng truy cập: 617616
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39