Kẻ tiếp tay hàng Trung Quốc đi Mỹ, xử hình sự không khoan nhượng
Chưa bao giờ, việc chống gian lận xuất xứ lại được Chính phủ quan tâm như hiện nay. Bởi chỉ một phút lơ là, nguy cơ bị đối tác nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ, trừng phạt thì hậu quả khôn lường. - Dây thun kẹp viền
Không thể lơ là
Đầu giờ sáng một ngày cuối tháng 7, PV. VietNamNet có mặt tại tổ cấp C/O ở Hà Nội của Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI). Nhiều doanh nghiệp cũng có mặt tại trung tâm này.
Hiện tại, Việt Nam ký 12 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, tất cả form C/O ưu đãi đó Bộ Công Thương cấp. Còn VCCI chỉ cấp C/O form A theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, C/O form B và một số loại form khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Phần lớn các lô hàng xuất khẩu đang xin cấp C/O ở Bộ Công Thương với số lượng gấp nhiều lần ở VCCI. Bởi các thị trường lớn Việt Nam đều đã ký hiệp định thương mại.
Kẻ tiếp tay hàng Trung Quốc đi Mỹ, xử hình sự không khoan nhượng Năm 2018, số liệu cấp C/O của Bộ Công Thương gấp đôi số lượng cấp C/O của VCCI. Ảnh: Lương Bằng Cụ thể, năm 2018, số liệu cấp C/O của Bộ Công Thương trên 1 triệu bộ C/O, gấp 2 lần số lượng cấp C/O của VCCI.
“Nói vậy để thấy không phải nhắc đến C/O là toàn bộ do VCCI cấp”, đại diện Trung tâm C/O nói.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, VCCI đã chỉ đạo các Tổ cấp C/O ở tất cả địa phương kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của các DN, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ chứng từ.
“Nếu đủ điều kiện chúng tôi cấp, còn không đủ điều kiện mà doanh nghiệp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận cho hoạt động gia công tiến hành tại Việt Nam thì chúng tôi cấp Giấy chứng nhận cho DN chứng nhận công đoạn gia công của DN. Giấy này ghi rõ đây không phải là giấy chứng nhận xuất xứ”, đại diện Trung tâm C/O chia sẻ. “Hầu hết các DN thành lập mới và có hàng xuất khẩu đi Mỹ, chúng tôi kiểm tra gần như 100%”.
Vị này cho biết: Ngoài việc kiểm tra xác minh, Trung tâm cũng tư vấn hướng dẫn cho DN để sản phẩm đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất cứ. Đồng thời cũng cảnh báo cho DN biết nếu vi phạm các quy định về quy tắc xuất xứ sẽ bị nước nhập khẩu trừng phạt và bị pháp luật Việt Nam xử lý.
Trong căn phòng nhỏ hẹp của Trung tâm C/O thời điểm này, rất nhiều linh kiện, sản phẩm được cán bộ trung tâm lấy mẫu về kiểm tra.
“Không chỉ đi lấy mẫu về, doanh nghiệp lên giải trình, chúng tôi còn làm việc với các bộ, ngành, đưa mẫu đến tham vấn ý kiến về điều kiện và quy trình như vậy có đủ điều kiện đáp ứng quy tắc xuất xứ hay không”, đại diện trung tâm chia sẻ.
Kẻ tiếp tay hàng Trung Quốc đi Mỹ, xử hình sự không khoan nhượng
Nhắc đến sản phẩm linh kiện điện tử, đại diện Trung tâm C/O cho hay: "Với các sản phẩm linh kiện điện tử, chúng tôi đi kiểm tra thực tế và đã từ chối tới 1/3 lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp C/O. Bởi các sản phẩm đó không đủ điều kiện cấp C/O và chúng tôi từ chối cấp C/O cho các DN này".
“Không đủ điều kiện có nghĩa những công đoạn tiến hành gia công tại Việt Nam chỉ là gia công đơn giản”, vị đại diện Trung tâm C/O cho biết.
Một điều ít người đề cập, đó là không phải bất cứ hàng hóa nào xuất khẩu đi nước ngoài doanh nghiệp cũng đều xin cấp C/O. Đây là thông tin đáng chú ý được Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại chia sẻ.
Ví dụ, công ty FN... đang bị Hải quan “điểm mặt” có dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ. Số liệu cho thấy doanh nghiệp này nhập khẩu về Việt Nam hơn 27.000 m3 gỗ. Tổng số xuất đi Mỹ là 14.984 m3, nhưng số liệu cấp C/O ở VCCI chỉ hơn 8.300m3. Còn hơn 6.000m3 kia DN không xin cấp C/O. Trong số 7 khách hàng ở Mỹ của doanh nghiệp này, chỉ 3 khách hàng yêu cầu có C/O.
Ở nhiều mặt hàng khác, sau khi so sánh với số liệu của Hải quan, Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thấy rằng, doanh nghiệp xuất khẩu đi rất nhiều nhưng lượng cấp C/O ở VCCI rất ít.
“Một DN gỗ ván ép ở Bắc Giang chia sẻ rằng 1 tháng họ xuất khẩu 30-40 container đi. Nhưng VCCI không cấp một bộ C/O nào cho DN này”, đại diện Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại nói. Xử hình sự, không khoan nhượng
Chưa bao giờ, việc chống gian lận xuất xứ lại được Chính phủ quan tâm như hiện nay. Bởi một phút lơ là, nguy cơ bị đối tác nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ, trừng phạt thì hậu quả khôn lường.
Vậy nên, đầu tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".
Riêng Tổng cục Hải quan cũng đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ. Nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo C/O, ghi nhãn hàng hóa đã được cơ quan hải quan phát hiện.
15 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo C/O cao, trong đó đáng cảnh báo là dệt may, da giày và túi xách; máy vi tính; điện tử và linh kiện; điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp; gỗ và các sản phẩm gỗ.
Ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, cho hay: Đây là các mặt hàng có dấu hiệu rủi ro cao khi vốn đầu tư không tăng cao, nhưng xuất khẩu lại lớn. Đặc biệt, chúng thuộc nhóm hàng hóa mà Mỹ đang giám sát đặc biệt ở Trung Quốc. 6/15 nhóm hàng này bị Mỹ áp dụng đánh thuế thương mại với hàng hóa Trung Quốc.
Trong khi đó, đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, lượng nhập vào Việt Nam nhiều và xuất đi cũng nhiều. Do vậy, cơ quan chức năng cần dựa vào dấu hiệu bất thường đầu tư để kiểm soát chặt chẽ.
Ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho hay, trên thực tế các chế tài đối với các hành vi gian lận C/O còn nhẹ, thiên về xử lý hành chính, thiếu sức răn đe. Cơ quan hải quan sẽ có đề nghị tăng nặng, xử lý hình sự đối với các tổ chức, doanh nghiệp cố tình vi phạm.
“Để việc đấu tranh gian lận vi phạm đạt kết quả, cơ quan chức năng Bộ Công Thương, VCCI cũng cần nêu cao trách nhiệm trong việc quản lý, tiếp nhận, xét cấp C/O một cách chặt chẽ”, ông Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh.
Hãy tham khảo Dây thun kẹp viền của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!
Theo Báo Mới