Tâm thế mới
Cách đây 10 năm - thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động rất mạnh tới nền kinh tế nước ta, nhất là xuất khẩu, du lịch và việc làm, gây khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân....- Dây thun kẹp viền
Trước bối cảnh đó, để góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, từng bước chăm lo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, ngày 31/7/2009, Bộ Chính trị ra Thông báo Kết luận số 264-TB/TW về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định.
Để triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 264, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 255- QĐ/TW, ngày 04/9/2009 về thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, gồm 23 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm Trưởng ban Chỉ đạo. Trên cơ sở đó, hàng năm Ban Bí thư đã chỉ đạo kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động.
Đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo Trung ương có 30 thành viên là lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam là Trưởng Ban Chỉ đạo.
Với trách nhiệm là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tỉnh ủy, thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo cũng như tổ chức quán triệt, xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện cuộc vận động. Các cơ quan Trung ương cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn ngành dọc trong cả nước phối hợp các cơ quan liên quan cùng cấp xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động.
Với nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mang lại những kết quả thiết thực, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng Việt. Tích cực góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt ở tỉ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm (đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 11,7%, 10,9%, 10,2%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010, Việt Nam nhập siêu là 12,5 tỷ USD; năm 2018, Việt Nam xuất siêu gần 7,2 tỷ USD). Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%).
10 năm đã trôi qua, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, nhiều hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới và sức ép sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt hơn.
Yêu cầu đó đòi hỏi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang cần được nâng tầm, chuyển từ vận động sang hướng nâng chất, đi vào chiều sâu, nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất, xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng, đặc biệt làm sao tâm thế của các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi.
Tâm thế này là tâm thế của sự “chinh phục” người tiêu dùng Việt bằng thương hiệu và chất lượng chứ không còn là sự “ưu tiên” nữa, vì đây mới chính là con đường duy nhất để các thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
* Ngày 2/8, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị Tổng kết toàn quốc 10 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị là dịp để đánh giá lại tình hình, kết quả 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động và đề ra phương hướng nhiệm vụ triển khai cuộc vận động giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
Hãy tham khảo Dây thun kẹp viền của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!
Theo Báo Mới