Nâng cao năng suất lao động: Yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh
Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động đang là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. - Dây thun bản
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động đang là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Vì vậy, tìm cách nâng cao năng suất lao động đang là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam vốn có quy mô vừa và nhỏ.
Theo PGS - TS Tăng Văn Khiên - Chuyên gia năng suất, nâng cao năng suất chất lượng và nâng cao chất lượng lao động trong điều kiện hiện nay của Việt Nam vẫn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo khả năng cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam trên thị trường và đặc biệt là cạnh tranh với các thị trường trong khu vực, châu lục và quốc tế
Bởi vì, chỉ có nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thì mới thu hút, chiếm lĩnh được thị trường và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Và khi đó mới xây dựng được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp ngày càng lớn. Và kết hợp giữa nâng cao năng suất chất lượng cũng cần nâng cao năng suất lao động bởi như thế mới có điều kiện để tích lũy và đảm bảo giá thành sản phẩm. Và khi năng suất, chất lượng được nâng cao, giá bán giảm sẽ thu hút được người mua nhiều hơn.
ăng của tiền lương bình quân một lao động khu vực doanh nghiệp. Vậy giải pháp gì giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng suất lao động?
Theo ông Kuroda Kazuteru, chuyên gia về năng suất lao động đến từ Trung tâm Năng suất Nhật Bản, có 5 yếu tố quyết định đến việc tăng năng suất lao động của doanh nghiệp Việt.
Thứ nhất là do yếu tố cá nhân của người lao động. Khi cá nhân đạt được thành tựu và kết quả nhất định thì họ sẽ có cảm giác hài lòng và muốn cam kết gắn bó với doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần tổ chức công nhân tiếp cận các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến như 5S, Kaizen, Lean,...
Thứ hai là sự công nhận của mọi người về năng lực và trình độ của lao động. Đây là yếu tố quan trọng trong việc tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp khác trong đơn vị.
Thứ ba là niềm tin vào doanh nghiệp và định hướng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có chiến lược định hướng rõ ràng sẽ làm tăng niềm tin của người lao động.
Thứ tư, là vấn đề tiền lương. Mặc dù tiền lương không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng doanh nghiệp nào có lương cao, chế độ đãi ngộ tốt sẽ là một lợi thế để giữ chân nhân viên và nhân viên sẽ cống hiến nhiều hơn.
Thứ năm là vai trò của lãnh đạo, sự giám sát và theo dõi của lãnh đạo. Đây là yếu tố rất quan trọng nhất nhưng cũng là thách thức nhất với lao động của Việt Nam.
Còn theo đại diện phía Tổng cục Thống kê, để nâng cao năng suất lao động giải pháp hàng đầu là về thể chế, chính sách. Trong đó, Chính phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia, thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam.
Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.
Phát động phong trào tăng năng suất trong tất cả các khu vực của nền kinh tế; chọn một số lĩnh vực (may mặc, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử), một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình Thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chọn một tháng trong năm là "Tháng Năng suất quốc gia" nhằm thúc đẩy phong trào tăng năng suất lao động, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của toàn xã hội đối với việc thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Hãy tham khảo Dây thun bản của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!