Tin Tức

Tin tức 1120-29072019 - Dây thun kẹp viền

Hiệp định EVFTA: Từ cơ hội đến hiện thực - Kỳ II: Sẵn sàng kế hoạch hành động

Theo quy định, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ cần phải được Quốc hội hai bên phê chuẩn để chính thức có hiệu lực, đi vào thực thi. Các cơ quan liên quan của Việt Nam và Liên minh châu Âu đang hoàn tất quy trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định này sớm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp (DN) cả hai bên. - Dây thun kẹp viền

Quá trình đàm phán EVFTA diễn ra với 14 phiên chính thức cùng nhiều phiên giữa kỳ cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật. Để đi tới bước ký kết Hiệp định, Đoàn đàm phán đã vượt qua không ít những khó khăn, một phần đến từ việc Hiệp định bao gồm cả những lĩnh vực phi truyền thống như phát triển bền vững, cạnh tranh, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý thể chế… mà còn khó khăn vì phải làm sao để mở cửa các lĩnh vực mới này một cách hợp lý cho phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam. Cụ thể như trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, một trong những lĩnh vực được coi là chủ chốt quyết định tới quá trình đàm phán, đây cũng là lĩnh vực mà EU chú trọng và đưa ra yêu cầu cao hơn cả Mỹ, Nhật trong TPP.2018.

Dây thun kẹp viền - post 3 -28072019 - Ảnh chú thích 1


Theo Bộ Công Thương, trong quá trình đàm phán EVFTA, đoàn đàm phán đã tích cực cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tham vấn ý kiến của các hiệp hội DN với mong muốn kết quả đàm phán phải đáp ứng được tốt nhất lợi ích của dn. Trong quá trình này, một số hiệp hội như dệt may, da giày, thủy sản và nhiều DN khác đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, có sự khác biệt về chuẩn bị giữa các DN. Các DN lớn dường như có sự chuẩn bị tốt hơn so với các DN vừa và nhỏ. Các DN xuất khẩu dường như tích cực hơn so với các DN phải chịu cạnh tranh từ EU sau khi Hiệp định được ký kết. Thông tin từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, vẫn có tới 80% số DN chưa hiểu hết về Hiệp định. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, nếu DN nào vẫn chưa biết nội dung về EVFTA thì quả là một điều đáng tiếc. Bởi lẽ không phải bây giờ Bộ Công Thương và các bộ, ngành mới bắt tay vào việc tuyên truyền Hiệp định. Các thông tin về thỏa thuận thương mại tự do đều được Bộ Công Thương công bố từ cuối năm 2015, đầu năm 2016.

Hiện Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA để sớm đưa Hiệp định vào đời sống. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ sẽ xây dựng chương trình hành động tổng thể, toàn diện, tập trung vào việc cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, DN và người dân, giúp mọi thành phần của nền kinh tế nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức trong Hiệp định EVFTA.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi, luật hóa Hiệp định EVFTA cho phù hợp các cam kết đã ký và xây dựng các cơ chế, mô hình liên kết để quản lý nhà nước gắn với DN, người dân nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, điều chỉnh chính sách, bảo đảm mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, để thực thi hiệp định một cách hiệu quả, nhà nước cần có chính sách cho cộng đồng DN ngành gỗ có sự liên kết, nhất là liên kết DN chế biến và người trồng rừng. Hơn thế nữa, DN cần chủ động tìm kiếm nguồn liên kết, liên kết giữa chế biến - chế biến, chế biến - trồng rừng, tận dụng được tiềm năng của từng đối tượng để phát triển ngành ngày một tốt hơn.

Đối với các DN dệt may, bà Nguyễn Phương Thảo - Trưởng phòng Thị trường 1, Tổng công ty May 10 - chia sẻ, EU là thị trường khó tính và nhỏ lẻ nên tự thân DN phải hiểu mình mạnh ở điểm gì để có được chiến lược. Đối với May 10, thế mạnh là các sản phẩm sơ mi. Thế nên, trước tiên DN hướng tới phát triển mặt hàng sơ mi xuất khẩu sang EU, liên doanh với các dntrong nước như Bảo Minh để có thể sản xuất được vải. Bên cạnh đó, DN cũng đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị để tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.

"Tuy nhiên, đối với ngành dệt may, "nút thắt cổ chai" của ngành là nguồn gốc xuất xứ nên chúng tôi muốn kiến nghị với Chính phủ xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, để tận dụng được những ưu đãi từ hiệp định. Phát triển công nghiệp phụ trợ cần bảo đảm hài hòa với yếu tố môi trường và tính cạnh tranh của từng DN. Bên cạnh đó, EVFTA được ký kết sẽ có kẽ hở mà các nước tận dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam, do vậy cần tăng cường công tác quản lý" – Bà Thảo nhấn mạnh.

Hãy tham khảo Dây thun kẹp viền của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!

Thu Hằng - Việt Nga - Nguyễn Hườn
Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 1 Tổng truy cập: 617506
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39