Dệt may sẽ tăng trưởng vào EU khi thực hiện tốt qui tắc xuất xứ trong EVFTA
Trong khuôn khổ Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/7/2019, Phiên tọa đàm về cơ hội cho nhóm hàng dệt may, da giày… vào EU đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp (DN) phía Nam tham dự. Hầu hết các DN đều quan tâm đến các qui định, qui tắc xuất xứ (C/O) của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như những tác động của qui định này đến ngành dệt may, da giày. - Sợi thun bọc chỉ
Liên quan đến vấn đề xuất xứ, các DN muốn nắm rõ đến khi nào DN sẽ được tự chứng nhận xuất xứ vào EU? Khi nào Bộ Công Thương có thông tư hướng dẫn về việc thực hiện qui tắc xuất xứ? Hay những thiếu hụt về nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của DN.
Phát biểu tại phiên tọa đàm, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa- Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương phân tích rõ những liên quan đến qui tắc xuất xứ và đặc biệt là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Theo đó, các DN đang xuất khẩu vào EU đủ tiêu chuẩn được thực hiện tự chứng nhận xuất xứ theo GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập). Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì sẽ chuyển sang cơ chế thời gian đầu vẫn do cơ quan tổ chức nhà nước cấp C/O, khi Việt Nam sẵn sàng sẽ thông báo cho EU và khi đó DN sẽ được tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên chỉ những DN nào đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của EU mới được tự chứng nhận C/O.
Về khung pháp lý liên quan đến C/O, bà Hiền cho biết, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng nội dung về qui tắc xuất xứ. Khi nào và bao giờ Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương cũng có hiệu lực
Tuy nhiên, bà Hiền cũng đặc biệt lưu ý đến các DN: Trong hiệp định vẫn cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ, như vậy trách nhiệm của DN sẽ cao hơn và minh bạch hơn. Song ở cơ chế xác minh xuất xứ EU sẽ tăng cường hậu kiểm sau khi thông quan. Thời gian hậu kiểm thậm chí kéo dài cả 5 năm nên ngay từ đầu DN phải chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đầy đủ, rõ ràng và thống nhất, đồng thời phải lưu giữ hồ sơ cẩn thận dù hàng hoá đã được thông quan.
Trong EVFTA các DN cũng cần lưu ý việc tính toán hàm lượng cơ sở và nguyên tắc cộng gộp mở rộng. Như hiện Việt Nam và Hàn Quốc đều ký FTA với EU, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại song phương nên DN sử dụng nguyên liệu của Hàn Quốc vào dệt may vẫn được hưởng thuế quan vào EU. Tận dụng được nguyên tắc này, dệt may sẽ giảm bớt áp lực về nguồn cung thiếu hụt.
Như vậy, ngay khi EVFTA có hiệu lực, mặt hàng dệt may sẽ được giảm ngay 42,5% các dòng thuế. Hiện thuế dệt may vào EU đang ở mức 16 -18%, nên khi giảm thuế nếu các DN chú trọng chuẩn bị kỹ về C/O sẽ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường này.
Chia sẻ về sự chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam khi EVFTA được ký kết và có hiệu lực, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết: Đây là hiệp định mà ngành dệt may mong chờ và hy vọng sớm có hiệu lực. Hiệp định này sẽ tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cho phần nguồn cung thiếu hụt như dệt, vải. Về phía Vitas cũng có sự chuẩn bị bài bản như đang thực hiện chương trình xanh hoá ngành dệt may Việt Nam đảm bảo các vấn đề về môi trường. Đặc biệt thúc đẩy các DN ứng dụng công nghệ 4.0, đầu tư thiết bị công nghệ của châu Âu vào sản xuất. Như nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định hiện đại nhất Việt Nam với các thiết bị công nghệ của châu Âu.
Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham - phân tích thêm: Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng thì mấu chốt vấn đề các DN Việt Nam phải đáp ứng được qui tắc xuất xứ.
Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean - chia sẻ thêm về kinh nghiệm của doanh nghiệp đã đầu tư cho vấn đề môi trường cũng như thiết bị công nghệ từ châu Âu. Hiện công ty này đang sử dụng công nghệ laser của Tây Ban Nha, công nghệ xử lý ozon của Ý và công nghệ wash của Đức rất thân thiện với môi trường. Khi sử dụng công nghệ thiết bị từ châu Âu đảm bảo các vấn đề môi trường, sản phẩm của Việt Thắng Jean xuất vào châu Âu với giá cao hơn 30%.
Với kinh nghiệm từ Việt Thắng Jean, ông Việt nhấn mạnh: Mỗi DN Việt Nam phải nỗ lực cải tiến về công nghệ và triệt tiêu các nguyên liệu độc hại thì mới tăng tốc xuất khẩu vào EU.
Hãy tham khảo Sợi thun bọc chỉ của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!
Theo Báo Mới