Tin Tức

Tin tức 1453 - 05082019 - Dây thun kẹp viền

04 thương hiệu thời trang được tìm kiếm nhiều nhất quý 2 năm 2019

Dệt may là một trong những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tại tọa đàm "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu", ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - khuyến cáo, dệt may đang bước vào sân chơi lớn, quy mô toàn cầu, nếu không thành lập chuỗi cung ứng mang tính bền vững và cải cách theo yêu cầu của hiệp định sẽ khó tận dụng được lợi thế thị trường. - Dây thun kẹp viền

Nhận diện điểm nghẽn

Theo ông Lương Hoàng Thái, EU vốn là đối tác "khó tính" trong xây dựng FTA của Việt Nam. Sự "khó tính" thể hiện ở việc EU luôn đòi hỏi đối tác không chỉ thiết lập quan hệ thương mại thuần túy mà phải cải cách về kinh tế. Do đó, để FTA với EU đạt hiệu quả, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên, ông Lương Hoàng Thái cho rằng: "Việt Nam phải chứng minh cải cách mạnh mẽ, thể hiện được sự vươn lên trong thực hiện các cam kết".

EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Song, việc bắt buộc cải cách của hiệp định chính là thách thức lớn đối với ngành truyền thống như dệt may với rất nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ, trong đó thách thức lớn chính là giải bài toán nguồn cung thiếu hụt, đầu tư công nghệ dệt nhuộm, xử lý môi trường, năng suất lao động.

Thực tế, cả một giai đoạn trước đây, lợi thế của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động, chi phí thấp, trong khi tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp (DN) dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay đó là dệt may đang đứng trước cạnh tranh về làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ. Theo đó, nếu không thu hút và giữ chân được nhà đầu tư, tạo chuỗi liên kết thì sẽ khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.

Nhận định về cơ hội, thách thức mà EVFTA với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - chia sẻ, EVFTA là hiệp định được ngành dệt may mong chờ từ lâu. Thuận lợi hiện nay là EU vẫn là thị trường chiến lược lâu dài, nhiều dòng hàng có giá trị gia tăng cao. Dù vậy, cơ hội đang đan xen thách thức khi ký kết EVFTA. "EU có những yêu cầu cao, nghiêm ngặt về nguyên tắc xuất xứ, môi trường, lao động với sản phẩm dệt may, vì thế, đây sẽ là những trọng yếu trong chiến lược phát triển của dệt may Việt Nam thời gian tới"- ông Giang nói.

Có chiến lược thu hút đầu tư

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) - cho biết, năm 2018, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đạt 5,6 tỷ USD, đây là con số rất lớn nhưng cũng chỉ chiếm 2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của EU. Còn thông tin từ ông Vũ Đức Giang, Trung Đông đang nổi lên là thị trường mới, tiềm năng của dệt may Việt Nam.

Ông Giang cho biết thêm, hiện đang có nhiều DN đến từ Pháp, Mỹ, Israel đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, đây chính là tín hiệu tích cực tạo động lực thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành. "Điều chúng ta cần hiện nay chính là những chính sách tạo lực hút với các DN, nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguồn cung đang thiếu hụt của dệt may từ Chính phủ, địa phương; cần sự chung tay của các cơ quan quản lý trong quản lý xuất xứ hàng hóa chứ không chỉ đặt nặng trách nhiệm này lên vai DN" - ông Giang nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, dệt may không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU nhưng lại là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác, đó là động cơ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam. Vì thế, cần có một chiến lược đầu tư cho công nghiệp dệt nhuộm, giải quyết nguồn cung cho dệt may, thúc đẩy lĩnh vực thiết kế phát triển từng bước nâng giá trị dệt may của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm đi vào thực thi đạt hiệu quả, theo ông Lương Hoàng Thái, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị hồ sơ để Quốc hội xem xét, phê chuẩn, nhưng khi phê chuẩn Quốc hội đặc biệt quan tâm đến chương trình hành động thực thi cam kết. "Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành xây dựng các chương trình hành động với cơ chế phối hợp, giám sát cụ thể. Quá trình triển khai kế hoạch hành động hy vọng có sự tham gia của DN, địa phương để bắt tay thực thi hiệp định hiệu quả, cũng như xử lý kịp thời khó khăn cho ngành dệt may tận dụng EVFTA" - ông Thái nói.

Hãy tham khảo Dây thun kẹp viền của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!

Theo Báo Mới

Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 5 Tổng truy cập: 617667
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39