IDH hỗ trợ sản xuất an toàn cho dệt may, da giày Việt
Ngày 6/8, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức lễ khởi động “Chương trình an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày (LABS) tại Việt Nam”- Sợi thun bọc chỉ
Chương trình nhằm hỗ trợ các nhà máy dệt may, da giày đạt yêu cầu an toàn về kết cấu xây dựng, hệ thống điện và phòng cháy chữa cháy theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng như các quy định liên quan của Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, ông Huỳnh Tiến Dũng - Giám đốc quốc gia IDH Việt Nam - cho hay, dệt may và da giày là 2 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, năm 2019, dệt may dự kiến đạt 40 tỷ USD, da giày đạt 21,5 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng liên tục và ổn định từ 12-16%/năm trong giai đoạn 2010-2018, ngành dệt may và da giày luôn đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động, trong đó hơn 80% lao động nữ.
Việt Nam hiện đã tham gia rộng khắp vào các hiệp định thương mại song phương với các nước phát triển. Việc này đã mở rộng cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may và da giày nói riêng trong việc tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài về sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên theo ông Huỳnh Tiến Dũng, bên cạnh các cơ hội thì các doanh nghiệp dệt may và da giày cũng phải đáp ứng các cam kết quốc tế, tuân thủ điều kiện về lao động, bảo vệ môi trường và an toàn sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Đặc biệt, thời gian gần đây, các nhãn hàng và nhà phân phối lớn trong lĩnh vực dệt may và da giày đã bắt đầu đặt ra nhiều yêu cầu với các nhà máy về điều kiện an toàn kết cấu công trình, an toàn hệ thống điện và an toàn phòng cháy chữa cháy như là điều kiện thương mại trong tương lai. Những đòi hỏi mới này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi một nhà máy sản xuất cho nhiều nhãn hàng, nhà phân phối khác nhau. Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đạt được các yêu cầu, IDH đã hợp tác với một số các nhãn hàng và nhà phân phối quốc tế lớn như: Bestseller, Gap, Li & Fung, PVH, Target, VF Corporation, Walmart… để xây dựng nên bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất áp dụng bởi các nhãn hàng này.
“Thông qua chương trình LABS, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức trong nỗ lực thúc đẩy việc hợp tác thương mại và phát triển bền vững ngành dệt may, da giày Việt Nam”, ông Huỳnh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Chia sẻ những nét cơ bản của LABS, ông Pramit Chanda - Giám đốc toàn cầu IDH - cho biết, bộ tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá của LABS được xây dựng dựa trên các thông lệ, thực hành, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định liên quan của Việt Nam. Giai đoạn thử nghiệm chương trình đã được tiến hành tại 29 nhà máy dệt may và da giày tại Việt Nam đã hoàn thành và sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng rộng rãi cho các nhà máy khác trong thời gian tới.
Với kinh nghiệm đã tham gia LABS ở giai đoạn thử nghiệm, bà Nguyễn Thị Thảo - đại diện Công ty TNHH giày Rollsport 2 - chia sẻ, tham gia LABS, nhà máy đã được các kỹ sư nhiều kinh nghiệm đánh giá về kết cấu an toàn xây dựng như tải trọng nền, xác định độ lún; an toàn phòng chống cháy nổ, đánh giá lỗi thoát hiểm, hệ thống phòng cháy, thiết bị chữa cháy; an toàn điện, đánh giá hệ thống đối đất, chống sét, máy biếp áp… Sau khi tiến hành đánh giá, nhà máy đã được khuyến cáo các mối nguy và biện pháp cải thiện, thời gian hoàn thành cụ thể.
Tham gia LABS, Rollsport đã thu nhiều lợi ích: Giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn cho công nhân. Đội ngũ chuyên gia của LABS đã giúp nhà máy xác định đúng và tốt hơn các nguy cơ mất an toàn từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; nâng cao uy tín với các nhãn hàng. Đặc biệt, nhà máy dễ dàng đáp ứng điều kiện của các nhãn hàng hơn do kết quả đánh giá của LABS được sử dụng cho nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhờ đó giảm thiểu được số lần đánh giá của khách hàng và giảm chi phí, yêu cầu khác nhau của các nhãn hàng khác nhau về đảm bảo điều kiện an toàn trong nhà máy.
Cho rằng việc bảo đảm môi trường sản xuất an toàn cho người lao động là một yếu tố quan trọng tạo nên năng suất lao động, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam - khẳng định, đây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may, da giày trong bối cảnh hội nhập hiện tại. Chính phủ và doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố này. Chính phủ có nhiệm vụ đề xuất ra định hướng chung hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, cũng đồng thời đảm bảo cho phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hãy tham khảo Sợi thun bọc chỉ của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!