Tin Tức

Việt Nam: giữ vững vị thế top xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ trong tháng 4 năm 2017

Các số liệu mới nhất từ Văn phòng Dệt may Hoa Kỳ (OTEXA) của Bộ Thương mại cho thấy khối lượng hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ từ tất cả các nguồn tháng 4 năm nay tăng 2,1% so với tháng 3 (1,93 tỷ SME), đạt 1,97 tỷ SME. Con số này cho thấy khối lượng hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng 4,7% so với tháng 4 năm ngoái, nhưng đã giảm 0,9% xuống còn 5,64 tỷ USD về giá trị.

Về khía cạnh nhà cung cấp tư nhân của các quốc gia, 6 trong số 10 quốc gia được ghi nhận là giảm trong năm qua, trong đó 4 quốc gia còn lại có mức tăng trưởng hai con số.

Trung Quốc - nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất cho Hoa Kỳ có các lô hàng tăng 16,2% so với năm trước, tăng lên 731 triệu SME từ mức 544 triệu SME trong tháng 3.

Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai, tăng 18,1% đạt 288 triệu SME, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 19,5% vào tháng 3.

Bangladesh, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng top 10, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 136 triệu SME, trong khi đó Campuchia tăng 6,1%, đạt 69 triệu SME. Các lô hàng của Ấn Độ lại giảm 5% xuống còn 96 triệu SME.

Trong số 10 quốc gia cung cấp hàng đầu còn lại, Nicaragua là quốc gia mới được đưa vào danh sách vào tháng 2, tăng 5,8% đạt 44 triệu SME, trong khi đó, El Salvador theo ghi nhận là giảm 22% đạt 57 triệu SME. Các chuyến hàng chuyển đến từ Indonesia tăng 1,4% đạt 108 triệu SME, Honduras tăng 1,7% đạt 83 triệu SME, trong khi so với cùng kỳ năm trước thì Mexico lại giảm 17,3% còn 66 triệu SME.

Tổng nhập khẩu hàng may mặc và dệt may của Hoa Kỳ trong tháng 3 tăng 10,5% so với tháng 3, đạt 4,95 tỷ SME so với mức 4,48 tỷ SME trong tháng 3. Các lô hàng dệt may chuyển đến Hoa Kỳ tăng 6,6% đạt 2,98 tỷ SME so với năm trước.

Nhập khẩu hàng may mặc và dệt may của Hoa Kỳ xét về lượng từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017 (đơn vị: triệu SME)

Nguồn: Văn phòng Dệt may Hoa Kỳ (OTEXA)

Tính từ đầu năm đến nay và tổng quan 6 năm

Tổng khối lượng hàng dệt may và may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng 2,3% trong giai đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2017, đạt 19,62 tỷ SME tăng so với mức 19,18 tỷ SME cùng kỳ năm trước. Trong đó, dệt may tăng 2,4%, đạt 11,2 tỷ SME, trong khi các lô hàng may mặc tăng 2,2% đạt 8,41 tỷ SME.

Về giá trị, tổng nhập khẩu hàng dệt may và may mặc của Hoa Kỳ giảm 2,8% còn 32,01 tỷ USD tính từ đầu năm đến tháng 4/2017, so với mức 32,95 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu hàng may mặc giảm 1,7%, còn 24,56 tỷ USD, trong khi hàng dệt may giảm 6,4% đạt 7,45 tỷ USD.

Năm trong số 10 quốc gia cung cấp hàng may mặc hàng đầu cho Hoa Kỳ được ghi nhận tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm, trong đó Việt Nam có mức tăng lớn nhất (12%), đạt 1,19 tỷ SME.

Nicaragua được ghi nhận là quốc gia mức tăng trưởng cao thứ 2, với mức tăng 9,7% đạt 178 triệu SME. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 4,7% đạt 3,13 tỷ SME – quốc gia này vẫn là nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất cho Hoa Kỳ chiếm 41,5 thị phần. Trong khi đó, Bangladesh, nhà cung cấp lớn thứ 3 chiếm 6,9% thị phần, có số lô hàng chuyển đến Hoa Kỳ giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 648 triệu SME.

Mexico được ghi nhận là quốc gia có mức giảm lớn nhất (9,5%) đạt 272 triệu SME, trong khi các lô hàng may mặc chuyển từ Campuchia sang Hoa Kỳ giảm 0,5% đạt 302 triệu SME.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong top 10 quốc gia được ghi nhận là có sự gia tăng về số lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, từ 1,91 tỷ SME trong năm 2010 tăng lên 3,35 tỷ SME vào năm 2016, tỷ trọng nhập khẩu tăng từ 7,72% lên 12,45%.

Nhập khẩu của Trung Quốc dao động trong giai đoạn này, từ 10,4 tỷ SME trong năm 2010, giảm còn 9,74 tỷ SME vào năm sau, trước khi đạt mức cao nhất là 11,38 tỷ SME vào năm 2015, và giảm trở lại vào năm 2016 còn 11,17 tỷ SME. Trung Quốc đã mất thị phần thị trường cận biên từ 41,98% năm 2010 giảm còn 41,50% vào năm 2016.

Cămpuchia, Mêxicô và Pakistan xuất khẩu sang Hoa Kỳ ít hơn 6 năm trước. Campuchia giảm từ 947,1 triệu SME còn 903 triệu SME trong năm 2016, tỷ trọng giảm từ 3,83% năm 2010 còn 3,35% vào năm 2016.

Nhập khẩu hàng may mặc và dệt may của Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016

Nguồn: Văn phòng Dệt may Hoa Kỳ (OTEXA)

 

 

 
Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 3 Tổng truy cập: 617912
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39