Tin Tức

Tin tức 1136- 21072019 - Sợi thun bọc chỉ

Mục tiêu xuất khẩu dệt may 40 tỷ USD- Áp lực lớn những tháng cuối năm

Trong nửa đầu năm nay, XK dệt may mới đạt 17,97 tỷ USD. Với mục tiêu XK cả năm 40 tỷ USD, áp lực lớn đang dồn lên DN dệt may trong những tháng cuối năm. - Sợi thun bọc chỉ

Hãy tham khảo Sợi thun bọc chỉ của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!

Khan hiếm đơn hàng

Trong nửa đầu năm 2019, kinh kế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những biến động và xung đột chính trị, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 17,97 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%; vải đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29,9%; xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD, tăng 1,1%; vải địa kỹ thuật tăng 16,9%.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành với kim ngạch 7,22 tỷ USD, tăng 12,84% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 46,9%; các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt 2,57 tỷ USD, tăng 11,13%, chiếm tỷ trọng 16,71%; EU đạt 2,05 tỷ USD, tăng 10,46%, chiếm tỷ trọng 13,36; Hàn Quốc đạt 1,37 tỷ USD tăng 5,59% chiếm tỷ trọng 8,91%.

Sợi thun bọc chỉ - 21072019 - post 3 - Ảnh chú thích 1

Ông Trương Văn Cẩm- Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp không khả quan như kỳ vọng từ đầu năm. Tình trạng khan hiếm đơn hàng khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều DN mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các DN vừa và nhỏ, thậm chí DN lớn như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè cũng gặp tình trạng tương tự. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và phụ liệu gặp nhiều khó khăn, kim ngạch XK phụ liệu dệt may nửa đầu năm 2019 đã giảm 0,29% so với cùng kỳ.

Theo ông Trương Văn Cẩm, lý do khan hiếm đơn hàng là do cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đã ảnh hưởng đến ngành dệt may. Điển hình là XK sợi của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm. Trước đây, bình quân Việt Nam XK 1,5 triệu tấn sợi/năm, trong đó 60% sản lượng XK sang Trung Quốc. Do cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, năm 2019 tiêu thụ sợi rất khó khăn, 6 tháng đầu năm tăng trưởng XK sợi chỉ đạt 1,1%.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhằm thu hút đơn hàng, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam đều áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nội địa bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu… Đặc biệt, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cũng khiến XK của ngành dệt may gặp bất lợi.

Mặt khác, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, áp lực giảm giá trong khi các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng vẫn là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Giải quyết điểm nghẽn ngành dệt may

Ông Trương Văn Cẩm phân tích, đến nay, toàn ngành mới tăng trưởng chưa đến 9%. Như vậy từ nay đến cuối năm, ngành dệt may phải tăng trưởng 11 đến 12% mới có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD cả năm 2019.

Trước ý kiến cho rằng các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ tạo bước tăng trưởng đột biến cho ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm cho hay, tác động của các hiệp định thương mại tự do này với ngành dệt may bao giờ cũng có một độ trễ nhất định, và trong năm nay chắc chắn sẽ chưa có sự tăng trưởng đột biến.

Theo ông Trương Văn Cẩm, thường 6 tháng cuối năm là những tháng giao hàng nhiều, có giá trị cao như áo jacket, veston, hàng thể thao mùa đông… Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng rất nhiều để tìm kiếm đơn hàng đảm bảo sản xuất liên tục từ nay đến cuối năm. Đồng thời các doanh nghiệp trong ngành cần phối hợp chia sẻ cho nhau. Các DN cần liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do

Đồng tình với ý kiến này, bà Hoàng Ngọc Ánh- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ thêm, để có thể ký kết được đơn hàng nhằm đạt được mục tiêu xuất khẩu cả năm, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu của các nhãn hàng; cần tuân thủ các quy định khắt khe từ khách hàng về yêu cầu chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động…

Bà Hoàng Ngọc Ánh khẳng định, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các văn bản pháp luật như: thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, hoàn thuế, góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, các chế độ liên quan đến người lao động; đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 2020-2030 của Bộ Công Thương…, thực hiện chương trình phát triển bền vững của ngành.

Theo Báo Mới

Tin tức khác
CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

CHỈ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Chỉ may may công nghiệp là phần không thể tách rời trong ngành may mặc, chỉ may quần áo là phụ liệu để kết nối các..
TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

TOP 5 ĐỊA CHỈ MAY MẶC UY TÍN TẠI HỒ CHÍ MINH

Ngành may mặc không còn gì xa lạ đối với Việt Nam. Đã góp phần cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất..
Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Thun dệt kim - thun bản những điều bạn nên biết trước khi mua

Về mặt hình thức, thun dệt kim tương đối giống với thun dệt. Nhưng thun dệt kim mỏng, mềm và giá thành rẻ hơn. Sản..
Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Địa chỉ cung cấp chỉ thun tại Hồ Chí Minh uy tín nhất

Chỉ thun là phụ liệu may mặc không còn xa lạ với các xưởng sản xuất cũng như nhà bán lẻ phụ liệu. Nhưng để tìm..
Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Top địa chỉ cung cấp chỉ thun giá rẻ không thể bỏ qua

Hiện nay, chỉ thun được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Và việc cầu nhiều thì cung cũng sẽ..
Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Phụ liệu may mặc tại Hồ Chí Minh giá rẻ

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang là ngành dẫn đầu, kéo theo sự phát triển không ngừng này giúp cho việc sản xuất..
Đang online: 4 Tổng truy cập: 624043
Hotline tư vấn miễn phí: 0984.84.12.39
Hotline: 0984.84.12.39
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0984.84.12.39 SMS: 0984.84.12.39