Đơn hàng dệt may suy giảm
Lao động đặc định (lao động kỹ thuật cao) được Nhật Bản chính thức tiếp nhận từ ngày 1-4-2019, tuy nhiên đầu tháng 7 vừa rồi, Việt Nam và Nhật Bản mới ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình, đặc biệt là loại trừ các cơ quan trung gian xấu và các hoạt động trái pháp luật liên quan đến lao động kỹ năng đặc định.- Dây thun bản
Thực tế, đây là cơ hội lớn, mở thêm cánh cửa cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhưng cũng cần thiết phải có những biện pháp để giám sát chặt chẽ, nhất là tránh để người lao động rơi vào bẫy môi giới lừa đảo.
Cơ hội việc làm mới
Năm 2018, Việt Nam đã đưa được hơn 68.000 lao động đi Nhật Bản làm việc, tuy nhiên không dừng lại ở việc đưa lao động phổ thông sang Nhật Bản làm việc thông qua con đường thực tập sinh kỹ năng, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động sang Nhật Bản làm việc qua con đường lao động đặc định (lao động kỹ thuật cao). Theo dự báo, trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tiếp nhận tối đa 345.500 người vào làm việc trong 14 ngành nghề. Đây sẽ là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam muốn tìm kiếm các công việc kỹ thuật cao, mức lương hợp lý...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), việc hợp tác đưa lao động đặc định sang Nhật Bản là một cơ hội lớn cho lao động có kỹ năng Việt Nam. Tuy nhiên, so với thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn, điều kiện hơn như: Trình độ tiếng Nhật phải từ N3 trở lên, lao động phải có kỹ thuật cao, trải qua các kỳ thi tiếng Nhật và thi chuyên môn...
"Lao động đặc định là tên chương trình Visa cấp cho lao động đặc thù, có chuyên môn, kỹ năng cao. Lao động này có tư cách lưu trú như người lao động của Nhật Bản, nên sẽ được hưởng chế độ lương, phúc lợi như lao động Nhật Bản", ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.
Theo ông Liêm, mọi vấn đề chi phí, đi lại, thi tiếng Nhật, thi chuyên môn sẽ do Nhật Bản hỗ trợ và được phía Việt Nam giám sát để tránh những phát sinh bất lợi cho lao động. Đối với chương trình lao động đặc định các ngành nghề vẫn cơ bản như: xây dựng; vệ sinh công nghiệp cao, nông nghiệp; may mặc, điều dưỡng, y tá, hộ lý, bác sĩ...
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện tại, có 2 loại lao động đặc định. Lao động "kỹ năng đặc định số 1" là những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhất định và phải có trình độ tiếng Nhật N4 để đáp ứng được ngay các công việc tại Nhật Bản. Thời hạn lưu trú tại Nhật Bản tối đa 5 năm, được phép thay đổi nơi làm việc (nhưng không được mang theo gia đình, vợ/chồng hoặc con cái).
Lao động "kỹ năng đặc định số 2" là những lao động trải qua "kỹ năng đặc định số 1" thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn; hiện chỉ áp dụng cho 2 nghề là xây dựng và đóng tàu. Thời hạn lưu trú cho lao động này cũng được căn cứ theo thời gian hợp đồng.
Tổng cục Quản lý lưu trú xuất nhập cảnh sẽ gia hạn Visa từ 1 đến 3 năm cho mỗi lần xin gia hạn. Lao động kỹ năng đặc định số 2 sẽ được mang theo gia đình trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Người lao động được hưởng các chế độ lao động, lương, bảo hiểm y tế... như với người bản địa.
Cảnh giác trước những lời hứa có cánh
Mặc dù có nhiều thành công trong việc đưa lao động sang Nhật Bản làm việc nhưng thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động ở thị trường này cũng có khá nhiều "điều tiếng". Đặc biệt là tình trạng cò mồi, môi giới đưa người lao động vào những cái "bẫy lừa đảo".
Nhiều lao động, đặc biệt ở các vùng quê vì thiếu hiểu biết, nóng vội đã trở thành con mồi ngon cho các đối tượng cò mồi, môi giới. Mặc dù, chương trình đưa lao động đặc định sang Nhật Bản làm việc chỉ mới được triển khai nhưng đã xuất hiện không ít thông tin lừa đảo liên quan.
Trao đổi về vấn đề này, bà Trịnh Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cũng thừa nhận, mặc dù vừa triển khai nhưng đã có một số công ty rục rịch tuyển lao động với lời giới thiệu mức lương cả 4.000-5.000 USD, kèm theo chế độ phúc lợi và được đem gia đình, vợ con theo. "Chỉ có các công ty phái cử được Bộ LĐ-TB-XH cấp phép mới có quyền thẩm định cấp phép cho lao động này đi làm việc tại Nhật Bản. Do đó những người có nhu cầu đi ra nước ngoài làm việc cần phải tìm hiểu kỹ trước những thông tin mà các đối tượng này đưa ra", bà Hà cảnh báo.
Theo bà Hà, không phải người lao động nào cũng đủ điều kiện để sang Nhật Bản làm việc theo chương trình lao động đặc định. Hiện có hai dạng lao động Việt Nam đang làm việc rất nhiều ở Nhật là thực tập sinh và du học sinh. Tuy vậy, cả thực tập sinh và du học sinh muốn chuyển đổi tư cách lưu trú sang lao động đặc định đều cần có thời gian thực tập, học tập và lưu trú ít nhất 2 năm trở lên tại Nhật Bản.
"Để tránh bị lừa đảo, người lao động phải nắm rõ những thông tin này, phải hiểu đúng những chương trình mà mình có ý định tham gia, khi có thắc mắc có thể gọi tới Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc các trung tâm dịch vụ việc làm tại Sở LĐ- TB-XH các địa phương để được tư vấn, giới thiệu", bà Hà hướng dẫn thêm.
Hãy tham khảo Dây thun bản của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!