Góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt
Ngày 2/8, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, với nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, cuộc vận động đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần khẳng định năng lực sản xuất, kinh doanh, phân phối của các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, qua đó phát huy được lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc và niềm tin của nhân dân đối với những sản phẩm mang tầm vóc Việt. - Dây thun bản
Với những nỗ lực của Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành và các địa phương, sau 10 năm thực hiện cuộc vận động, kinh tế đất nước có bước phát triển mới cả về qui mô, trình độ lực lượng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, tăng qui mô cung - cầu của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ngày một cao hơn. Nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, được người tiêu dùng yêu thích, mua sắm, sử dụng; một số sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường quốc tế...
Hiện nay, hàng Việt tại hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỉ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010, Việt Nam nhập siêu là 12,5 tỷ USD; năm 2018, Việt Nam xuất siêu gần 7,2 tỷ USD). Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chiếm khoảng 40-50%).
Để có được sự chuyển biến tích cực này, phải kể đến vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hằng năm, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và hướng dẫn các hoạt động trọng tâm cho Ban Chỉ đạo các bộ, ngành và tỉnh, thành phố; xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân công các đồng chí thành viên Bban Chỉ đại theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Ccuộc vận động. Trong 10 năm qua, có trên 60 lượt đoàn của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động đi kiểm tra tại 55 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành Trung ương.
Trong 10 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền Ccuộc vận động trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn lồng ghép thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trong đó:, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lồng ghép cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" trước đây, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phát huy vai trò tích cực của cơ quan Thường trực cuộc vận động trong việc tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên trong triển khai thực hiện cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Hội Phụ nữ các cấp đã phối hợp tổ chức hơn 308 nghìn cuộc tuyên truyền về cuộc vận động, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt cho hơn 13,6 triệu lượt cán bộ, hội viên phụ nữ; đã hình thành hơn 5.000 câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ “Ưu tiên dùng hàng Việt”. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp xây dựng hơn 500 phóng sự, gần 2.000 tin, bài để quảng bá hàng hóa nông sản Việt Nam; tổ chức 350.000 buổi tuyên truyền, vận động 18 triệu lượt nông dân thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"…
Trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động của 59/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức tuyên truyền được 4.718.898 cuộc với 246.111.905 người tham dự; đăng tải trên 554.461 tin, bài, phóng sự; 36.030 cuộc đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ, triển lãm.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hàng Việt từng bước được tạo lập ở các địa phương, bước đầu hình thành các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ Việt đến người tiêu dùng trên thị trường nội địa, góp phần làm thay đổi diện mạo của hệ thống phân phối hàng Việt trong nền kinh tế, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng và tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, xây dựng nền thương mại văn minh, hiện đại. Các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nhân được tổ chức hầu hết ở các địa phương nhằm đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.
Trong đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt 946 đề án xúc tiến thương mại nội địa với tổng kinh phí 237,53 tỷ đồng. Các đề án được triển khai thực hiện và đạt con số cụ thể như sau: số lượng doanh nghiệp tham gia đạt 32.154 lượt, giá trị hợp đồng đạt hơn 340 tỷ đồng, doanh thu bán hàng tại hội chợ và các phiên chợ là hơn 1.422 tỷ đồng. Các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo được tổ chức thường xuyên với quy mô trung bình 10-20 doanh nghiệp/phiên với doanh số bán hàng 20-50 tỷ/phiên.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức gần gần 4.000 đợt bán hàng về nông thôn, thu hút hơn 100.000 lượt doanh nghiệp tham gia với hơn 78.000 gian hàng, hơn 5 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm, doanh thu mang lại là hơn 64,47 nghìn tỷ đồng. Tổ chức kết nối cung - cầu giữa các địa phương, doanh nghiệp và vận động các tiểu thương ưu tiên bán hàng Việt tại các chợ truyền thống, các trung tâm thương mại. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút được người dân trên địa bàn tới tham quan, mua sắm mà còn thu hút được đông đảo dân cư của các nước láng giềng như: Lào, Campuchia…
Chương trình bình ổn thị trường đã được hầu hết các địa phương trên cả nước triển khai trong những năm gần đây. Mô hình này đã góp phần phát triển hệ thống phân phối, giúp người dân tiếp cận được hàng Việt chất lượng bảo đảm, giá hợp lý, đặc biệt chú trọng cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Hiện trên toàn quốc có khoảng hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và các hàng hóa thiết yếu Việt Nam…
Tuy nhiên, hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chủ đạo với một loạt các thỏa ước hội nhập song phương và đa phương, là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế, thương mại toàn cầu. Sức ép đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ sẽ lớn dần do cạnh tranh với chuỗi phân phối từ các nước ASEAN, sức ép từ việc phải tuân thủ các cam kết trong các FTA mà Việt Nam tham gia cũng như việc mở cửa và cắt giảm các dòng thuế theo lộ trình của các cam kết nêu trên. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam (97%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô vốn bình quân nhỏ, năng suất lao động Việt Nam còn thấp. Trong nước, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tình trạng cạnh tranh không đúng luật, lách luật, trốn thuế... vẫn còn xảy ra.
Chính vì vậy, trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động cần đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện cuộc vận động đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Từ đó tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mọi người dân Việt Nam trong thực hiện cuộc vận động, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế...
Hãy tham khảo Dây thun bản của Tandtvietnam để thêm nguyên liệu vào công thức phối đồ nhé!